HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN
Hình 2. Hợp đồng tặng cho tài sản
Trong đời sống hàng ngày, không quá khó để bắt gặp việc tặng quà hay cho người khác đồ vật, tuy nhiên ít ai ngờ rằng hoạt động tưởng chừng như bình thường này lại là một loại hợp đồng và được pháp luật can thiệp.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Hợp đồng tặng cho tài sản là gì?
2. Đối tượng của hợp đồng tặng cho tài sản.
2.1. Tặng cho bất động sản.
2.2. Tặng cho động sản.
3. Những lưu ý khi ký kết hợp đồng tặng cho tài sản.
4. Hợp đồng tặng cho có điều kiện.
- Hiện nay, khái niệm hợp đồng tặng cho tài sản được ghi nhận tại Điều 527 BLDS 2015. Theo đó, hợp đồng tặng cho tài sản được hiểu là sự thỏa thuận mà một bên bên tặng cho bên còn lại tài sản của mình mà không yêu cầu đền bù, và bên được tặng cho đồng ý nhận tài sản đó.
- Không giống với đa số các hợp đồng khác là các bên đều mang quyền và nghĩa vụ riêng, còn hợp đồng tặng cho về cơ bản chỉ có một bên mang nghĩa vụ là tặng cho, và bên còn lại sẽ có quyền nhận tài sản được tặng cho.
- Trong thực tế, có thể sẽ có nhiều người nghĩ rằng việc tặng cho chỉ là một hành động thông thường, sẽ không chịu sự điều chỉnh của pháp luật. Thế nhưng, vì bản chất giao dịch dân sự này có sự chuyển giao quyền sở hữu tài sản, nên đây là một loại hợp đồng cần có sự can thiệp của pháp luật.
- Theo quy định pháp luật hiện hành, đối tượng của hợp đồng tặng cho có thể là bất kỳ tài sản nào (cụ thể là bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản) được lưu thông trên thị trường Việt Nam. Thế nhưng, tùy vào tài sản tặng cho là động sản hay bất động sản, mà hợp đồng tặng cho sẽ có hình thức khác nhau.
- Bất động sản được hiểu một cách đơn giản là những tài sản, quyền tài sản gắn liền với đất, hoặc gắn liền với bất động sản. Ví dụ: Nhà, quyền sử dụng đất,...
- Theo Điều 529 BLDS 2015, đối với hợp đồng tặng cho bất động sản thì phải được lập thành văn bản trên giấy và có công chứng, chứng thực. Trong trường hợp bất động sản thuộc trường hợp phải đăng ký quyền sở hữu thì cần phải thực hiện thủ tục đăng ký tặng cho tại cơ quan có thẩm quyền.
- Ví dụ: Để tặng cho quyền sử dụng đất thì ngoài công chứng hợp đồng, còn cần phải đăng ký tặng cho đất.
- Khác với bất động sản, động sản hiểu một nôm na là những tài sản, quyền tài sản mà không gắn liền với đất hoặc bất động sản khác. Hay nói cách khác, bất kỳ tài sản nào không phải là bất động sản thì là động sản. Ví dụ: Xe, trang sức,...
- Về hình thức thì hợp đồng tặng cho động sản không nhất thiết phải lập thành văn bản và có công chứng, mà nó có thể giao kết thông qua lời nói, hành vi. Đối với động sản mà phải đăng ký quyền sở hữu thì cũng giống như tặng cho bất động sản, các bên cần phải thực hiện thủ tục đăng ký quyền sở hữu.
- Ví dụ: A tặng quà cho B nhân dịp tết, và B nhận lấy món quà đó cũng được xem là A và B đã giao kết và thực hiện hợp đồng tặng cho.
Nhìn sơ qua có thể thấy hợp đồng tặng cho không quá phức tạp, nhưng thực chất vẫn còn những điều mà các bên cần phải lưu ý khi tham gia hợp đồng. Cụ thể:
- Một là, hiệu lực của hợp đồng tặng cho: Các bên cần phải lưu tâm đến vấn đề này vì thời điểm hợp đồng có hiệu lực, cũng là lúc bên tặng cho bắt đầu mang nghĩa vụ giao tài sản cho bên còn lại. Theo Điều 458, 459 BLDS 2015 thì thời điểm hợp đồng tặng cho có hiệu lực sẽ khác nhau tùy vào loại tài sản:
- Nếu tài sản cần phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.
- Nếu tài sản không cần đăng ký thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm bên tặng cho đưa tài sản và bên được tặng cho nhận lấy tài sản đó.
- Hai là, tài sản được tặng cho phải “chỉ thuộc quyền sở hữu của bên tặng cho”. Pháp luật quy định nếu bên tặng cho biết rõ tài sản không phải thuộc sở hữu của mình, nhưng vẫn đem nó tặng cho người khác thì khi chủ nhân của tài sản đòi lại tài sản thì các bên phải trả lại tài sản đó, cùng với đó bên tặng cho phải trả cho bên được nhận tặng cho những chi phí mà bên được nhận đã chi để làm gia tăng giá trị của tài sản (sửa chữa, tân trang,...) theo Điều 460 BLDS 2015.
- Ba là, nếu như bên tặng cho biết rằng tài sản có vấn đề (ví dụ xe bị hư thắng,...) thì phải thông báo cho bên được tặng cho những vấn đề của tài sản đó. Nếu bên tặng cho biết nhưng không báo về vấn đề của tài sản thì phải chịu trách nhiệm bồi thường khi phát sinh thiệt hại cho bên nhận tặng cho theo Điều 461 BLDS 2015.
Hình 2. Hợp đồng tặng cho có điều kiện
- Căn cứ tại Điều 462 BLDS 2015, hợp đồng tặng cho có điều kiện là hợp đồng mà theo đó, bên tặng cho sẽ đưa ra một hoặc một số điều kiện và chỉ khi bên được tặng cho hoàn thành điều kiện thì mới được nhận tài sản tặng cho. Đây là một loại hợp đồng tặng cho đặc biệt theo pháp luật dân sự, bởi vì bản chất hợp đồng tặng cho là chỉ có bên tặng cho có nghĩa vụ, tuy nhiên đối với hợp đồng tặng cho có điều kiện thì cả hai bên đều mang nghĩa vụ riêng.
- Khi các bên giao kết hợp đồng tặng cho có điều kiện thì ngoài việc phải lưu ý những điều nêu trên, các bên cũng cần phải lưu ý thêm những vấn đề sau:
- Một là, điều kiện mà bên tặng cho đặt ra không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
- Hai là, bên tặng cho có thể đặt ra một hoặc nhiều điều kiện cho bên được tặng cho;
- Ba là, các bên có thể thỏa thuận thời điểm tặng cho tài sản trước hoặc sau khi bên được tặng cho hoàn thành điều kiện;
- Bốn là, trong trường hợp phải hoàn thành điều kiện trước khi giao tài sản tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì họ phải thanh toán một khoảng tiền tương ứng với những công việc mà bên được tặng cho đã thực hiện;
- Năm là, trong trường hợp phải hoàn thành điều kiện sau khi nhận được tài sản tặng cho, mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra.
➤ Tham khảo thêm bài viết:
➤ Những vấn đề cần lưu ý về hợp đồng được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.
➤ Những vấn đề cần biết về việc ủy quyền.
➤ Nguyên tắc bồi thường tổn thất tinh thần .
➤ Những trường hợp không phải bồi thường thiệt hại.
- Trên đây là tư vấn của Luật Thịnh Trí về quy định chung về hợp đồng tặng cho tài sản. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu bạn còn thắc mắc về các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực dân sự và tố tụng dân sự theo quy định pháp luật mới nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ
Hotline: 1800 6365
Facebook: