các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Phân chia di sản thừa kế là đất đai không có di chúc như thế nào?

Phân chia di sản thừa kế là đất đai không có di chúc như thế nào?

24/11/2021


PHÂN CHIA DI SẢN THỪA KẾ
LÀ ĐẤT ĐAI KHÔNG CÓ DI CHÚC NHƯ THẾ NÀO?

Nếu người chết không lập di chúc thì việc phân chia thừa kế đất đai sẽ diễn ra như thế nào? Giải quyết tranh chấp về vấn đề chia thừa kế ra sao?

Hình  1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn pháp luật thừa kế
Hình  1. Luật Thịnh Trí - Tư vấn pháp luật thừa kế

Pháp luật sẽ phân chia di sản theo pháp luật khi: Ông bà, cha mẹ, vợ chồng qua đời mà không để lại “di chúc”. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều tranh chấp phát sinh từ việc thừa kế không có di chúc này, đặc biệt là đối với loại tài sản có giá trị lớn như đất đai. Qua bài viết sau, Công ty Luật Thịnh Trí sẽ giúp quý khách hàng hiểu sâu hơn về vấn đề thừa kế đất đai này.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Thừa kế theo pháp luật

2. Phần di sản nào được chia thừa kế theo pháp luật

3. Xác định hàng thừa kế theo pháp luật hiện hành

4. Như thế nào là thừa kế thế vị?

5. Điều kiện để nhận di sản là quyền sử dụng đất

6. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế là đất không có di chúc

Di sản được hiểu là tài sản của người đã chết chuyển giao cho người còn sống. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người để lại di sản đã chết. Trường hợp người chết không lập di chúc thì di sản thừa kế sẽ được phân chia theo pháp luật. Trường hợp người chết có lập di chúc trước khi mất nhưng di chúc đó không hợp pháp thì việc phân chia được thực hiện giống như không có di chúc. Vì vậy để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, quý khách hàng nên tham khảo và tìm hiểu pháp luật hiện hành. Tránh gây mâu thuẫn, xung đột nội bộ trong gia đình, dẫn đến việc tranh chấp tài không hay xảy ra.

1. Thừa kế theo pháp luật

  • Thừa kế theo pháp luật sẽ được áp dụng trong các trường hợp như người chết không để lại di chúc, có di chúc nhưng di chúc không hợp pháp, hoặc trường hợp những người thừa kế theo di chúc không may chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc. Nếu đối tượng thừa kế theo di chúc là pháp nhân hay tổ chức, trong thời điểm mở thừa kế nếu như các tổ chức này không còn tồn tại nữa, thì phần thừa kế đó sẽ chia theo pháp luật. Ngoài ra, những người được chỉ định thừa kế trong di chúc, làm văn bản từ chối nhận thừa kế hoặc bản thân người thừa kế đó bị truất quyền thừa kế, thì tài sản đó vẫn bị chia theo pháp luật.

2. Phần di sản nào được chia thừa kế theo pháp luật

  • Di sản sẽ chia theo pháp luật trong những trường hợp sau:
  • Di sản của người chết không để lại di chúc;
  • Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;
  • Phần di sản nằm trong phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;
  • Phần di sản có liên quan đến các trường hợp như: người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, người thừa kế không may chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
  • Phần di sản liên quan đến tổ chức, cơ quan được chỉ định theo di chúc nhưng vào thời điểm mở thừa kế không còn tồn tại.
  • Để được tham khảo và tìm hiểu về việc chia thừa kế không để lại di chúc, quý khách hàng vui lòng liên hệ Luật Thịnh Trí, Hotline: 1800 63 65 để được luật sư và các chuyên viên pháp lý tư vấn và hỗ trợ kịp thời.

3. Xác định hàng thừa kế theo pháp luật hiện hành

 Hình 2. Xác định hàng thừa kế theo pháp luật
Hình 2. Xác định hàng thừa kế theo pháp luật

  • Người được quyền hưởng di sản thừa kế theo pháp luật sẽ được xác định theo quy tắc hàng thừa kế. Trong trường hợp không còn người thuộc hàng thừa kế thứ nhất thì người thuộc hàng thừa kế thứ 2 mới được hưởng, cứ lặp lại như thế đối với các hàng thừa kế sau. Cụ thể tại Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định người thừa kế theo pháp luật, những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau:
  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi. Về quan hệ giữa vợ và chồng, thì khi một trong hai người mất thì người còn lại sẽ hưởng di sản thừa kế. Quan hệ giữa cha đẻ, mẹ đẻ – con đẻ, con đẻ được hưởng di sản của cha đẻ, mẹ đẻ và ngược lại. Trường hợp con riêng - bố dượng hay mẹ kế phải đáp ứng các điều kiện như chăm sóc, nuôi dưỡng người đã chết như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản như trong quan hệ thừa kế cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ.
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cháu ruột mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại. Quan hệ thừa kế giữa anh ruột, chị ruột, em ruột thì anh, chị, em ruột có thể là cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Người làm con nuôi của cha mẹ người chết vẫn được hưởng thừa kế hàng thứ hai khi anh, chị, em ruột của mình.
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại; bác ruột, chú ruột, cô ruột, cậu ruột, dì ruột; cháu ruột mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  • Những người thừa kế cùng hàng với nhau sẽ được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau. Nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước vì lý do đã chết, bị truất quyền hưởng di sản, không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì những người ở hàng thừa kế sau mới được hưởng di sản.

4. Như thế nào là thừa kế thế vị?

  • Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di sản thì cháu của người đó (tức là con của người đã chết) sẽ được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ cháu nếu còn sống sẽ được hưởng. Nếu trường hợp cháu cũng chết trước hoặc cùng thời điểm với người lập di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ chắt nếu còn sống sẽ được hưởng.
  • Quy định trên hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, vì hầu hết trong vấn đề chia thừa kế sẽ xảy ra xung đột và tranh chấp phức tạp. Vậy nên quy định này góp phần hạn chế các tranh chấp không may sẽ xảy ra trong gia đình, việc phân chia tài sản sẽ rõ ràng, minh bạch.

5. Điều kiện để nhận di sản là quyền sử dụng đất

  • Việc chia thừa kế đất không di chúc thì ngoài việc tiến hành chia tài sản theo pháp luật, thì người nhận thừa kế phải đáp ứng các điều kiện nhận thừa kế về quyền sử dụng đất. Dựa theo quy định tại Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, người thừa kế nhận quyền sử dụng đất phải đáp ứng các điều kiện cơ bản như: Phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mảnh đất được nhận thừa kế), mảnh đất được thừa kế đó không xảy ra tranh chấp xung đột giữa những người thừa kế hoặc người khác, quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm việc thi hành án, đất đai được thừa kế phải bảo đảm đang trong thời hạn sử dụng đất.

6. Thủ tục khai nhận di sản thừa kế là đất không có di chúc

Sau khi đã được chia thừa kế theo di chúc, người được nhận thừa kế tài sản là đất đai phải tiến hành khai nhận di sản, bản khai nhận phải tiến hành công chứng. Cụ thể:

  • Bước 1: Tiến hành làm văn bản khai nhận di sản thừa kế tại văn phòng công chứng
  • Tài liệu trong hồ sơ gồm có:
  • Giấy tờ chứng minh người thừa kế được quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó
  • Giấy tờ chứng minh mối quan hệ giữa người mất (người để lại di sản) và người được hưởng di sản đó theo quy định của pháp luật về thừa kế.
  • Bước 2: Công chứng viên tiến hành kiểm tra, xác minh, thụ lý hồ sơ và niêm yết tại UBND nơi có đất đai là di sản thừa kế
  • Bước 3: Hướng dẫn ký Văn bản khai nhận di sản
  • Sau khi niêm yết tại UBND mà không có khiếu nại, tố cáo thì văn phòng công chứng thực hiện giải quyết hồ sơ. Công chứng viên soạn thảo văn bản khai nhận di sản theo đề nghị của người khai nhận di sản. Sau khi soạn thảo xong, các đồng thừa kế đọc lại nội dung, đồng ý và sẽ được Công chứng viên hướng dẫn ký vào Văn bản khai nhận di sản thừa kế.
  • Bước 4: Đăng ký biến động đất đai tại văn phòng đăng ký đất đai.
  • Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày phân chia quyền sử dụng đất là di sản thừa kế, người được hưởng phần thừa kế đó phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động đất đai. Nếu đã quá 30 ngày mà nhưng người đó không tiến hành đăng ký biến động đất đai thì sẽ bị cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
  • Ngoài ra, việc sang tên sổ đỏ nhưng không có di chúc, đấy là vấn đề khá phức tạp. Qúy khách hàng nên nhờ sự hỗ trợ của người có kiến thức pháp luật, có chuyên môn. Nếu cần giải đáp ngay thắc mắc này, xin vui lòng liên hệ đến Hotline: 1800 6365 để được Luật sư Thịnh Trí hỗ trợ tư vấn nhanh nhất

Tham khảo thêm:
Nguyên tắc bồi thường tổn thất tinh thần .
Những trường hợp không phải bồi thường thiệt hại.
Hành vi bán chui cổ phiếu là gì?.
Một số điều cần biết về bảo lãnh.

  • Trên đây là những nội dung tư vấn về vấn đề chia thừa kế đất đai không có di chúc. Trong trường hợp Quý khách hàng cần sự hỗ trợ và tư vấn từ phía luật sư về các vấn đề luật thừa kế hay thủ tục giải quyết tranh chấp thừa kế, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 63 65. Luật Thịnh Trí chúng tôi luôn luôn lắng nghe những thắc mắc của Quý khách hàng.