các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Quy định về hợp đồng trao đổi tài sản mới nhất

Quy định về hợp đồng trao đổi tài sản mới nhất

28/01/2022


QUY ĐỊNH VỀ HỢP ĐỒNG
TRAO ĐỔI TÀI SẢN MỚI NHẤT

Hợp đồng trao đổi tài sản

Hình 1. Hợp đồng trao đổi tài sản

  Hoạt động trao đổi vật hay tài sản cho nhau thường diễn ra thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Do đó, mọi người cần phải hiểu rõ những quy định pháp luật để hợp đồng trao đổi tài sản được công nhận là hợp pháp.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Khái niệm hợp đồng trao đổi tài sản.

2. Đặc điểm hợp đồng trao đổi tài sản.

3. Quyền và nghĩa vụ các bên.

3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên mua.

3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên bán.

4. Một số lưu ý khi giao kết hợp đồng trao đổi tài sản.

1. Khái niệm hợp đồng trao đổi tài sản

  • Thực tế cho thấy, có rất nhiều những tranh chấp phát sinh về hoạt động trao đổi tài sản với nhau, xuất phát là từ lý do không nắm rõ về bản chất của hợp đồng trao đổi tài sản mà dễ dẫn đến nhầm lẫn, tranh chấp. Vì thế, vấn đề đặt ra là các bên cần thiết phải nắm rõ về khái niệm, hình thức của hợp đồng này trước khi tiến hành giao kết.
  • Đúng với tên gọi của hợp đồng, hợp đồng trao đổi tài sản là sự thỏa thuận giữa hai bên về việc trao lại tài sản cũng như quyền sở hữu nó cho bên còn lại (Điều 455 BLDS 2015).
  • Ví dụ: A có một chiếc điện thoại, B có một chiếc xe máy. Vì nhu cầu mà A và B muốn đổi cho nhau. Theo đó hai bên tiến hành ký kết hợp đồng trao đổi tài sản cho nhau với nội dung A sẽ đưa chiếc điện thoại cũng như quyền sở hữu nó cho B và ngược lại B sẽ đưa chiếc xe máy và quyền sở hữu xe máy cho A.
  • Khác với các loại hợp đồng mua bán, hợp đồng gia công,... Hợp đồng trao đổi tài sản theo pháp luật quy định phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký theo Điều 455 BLDS 2015.
  • Ví dụ: Trong trường hợp trên nếu A và B chỉ trao đổi bằng lời nói mà không có lập thành văn bản thì sẽ không được xem như là đã ký kết hợp đồng trao đổi tài sản.

2. Đặc điểm hợp đồng trao đổi tài sản

  • Hợp đồng trao đổi tài sản là một loại hợp đồng dân sự. Tuy nhiên, đây là loại hợp đồng đặc biệt cả về người ký kết và đối tượng ký kết trong hợp đồng. Điều này được thể hiện qua một số đặc điểm sau:
  • Thứ nhất, hai bên trong hợp đồng trao đổi tài sản đều có vai trò “vừa là người mua, vừa là người bán”: Khác với quan hệ mua bán thông thường là người bán giao tài sản và quyền sở hữu cho người mua và người mua trả tiền, cả hai bên trong hợp đồng trao đổi tài sản khi thực hiện trao đổi đều là bán đi tài sản và quyền sở hữu tài sản cho đối phương và nhận lại tài sản tương ứng.
  • Thứ hai, đối tượng ký kết của hợp đồng là “tài sản”: Hợp đồng trao đổi tài sản về bản chất thì mục đích cuối cùng cũng là việc chuyển quyền sở hữu tài sản của mình cho người khác. Thế nhưng, điểm khác biệt ở chỗ hai bên khi ký kết không chuyển quyền sở hữu của mình để lấy được tiền từ người mua mà là để lấy một tài sản khác.

3. Quyền và nghĩa vụ các bên

  • Với những đặc điểm trên, cả hai bên khi ký hợp đồng trao đổi tài sản đều có cả quyền và nghĩa vụ của người bán và người mua. Cụ thể họ sẽ có quyền, nghĩa vụ của bên bán khi tài sản được trao đi và có quyền, nghĩa vụ của bên mua đối với tài sản nhận được:

3.1. Quyền và nghĩa vụ của bên mua

  • Đối với tài sản được nhận, người nhận tài sản có quyền yêu cầu người trao tài sản phải giao đúng tài sản và quyền sở hữu nó cho mình theo như thỏa thuận.
  • Thông thường, bên mua sẽ trả tiền cho bên bán sau khi nhận được tài sản. Tuy nhiên ở đây bên mua sẽ trả cho bên bán bằng một tài sản khác. Theo đó cả hai bên sẽ trao tài sản của mình cho bên còn lại sau khi đã nhận được tài sản. Trong trường hợp một trong hai người không giao hoặc giao không đúng loại tài sản đã thỏa thuận, người còn lại có quyền hủy hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại nếu có thiệt hại xảy ra.

3.2. Quyền và nghĩa vụ của bên bán

  • Khi ở vai trò là người bán, người trao tài sản sẽ có quyền được yêu cầu người nhận tài sản phải trả cho họ bằng một tài sản khác theo thỏa thuận, tương tự như quyền yêu cầu người mua trả tiền trong hợp đồng mua bán.
  • Mặt khác, tương tự với hợp đồng mua bán, khi là người bán, người trao tài sản phải thực hiện các nghĩa vụ:
  • Giao tài sản theo đúng thời hạn, phương thức, địa điểm như thỏa thuận.
  • Chịu trách nhiệm về những tổn hại xảy ra cho tài sản trước khi chuyển giao quyền sở hữu cho người nhận tài sản.
  • Chịu trách nhiệm về những lỗi của tài sản được người nhận tài sản phát hiện sau khi nhận tài sản.
  • Đảm bảo mình có quyền sở hữu tài sản khi trao cho người nhận tài sản.
  • Cung cấp thông tin và cách sử dụng tài sản cho người nhận tài sản.
  • Thực hiện việc bảo hành đối với tài sản theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

4. Một số lưu ý khi giao kết hợp đồng trao đổi tài sản

 Một số lưu ý khi giao kết hợp đồng trao đổi tài sản

Hình 2. Một số lưu ý khi giao kết hợp đồng trao đổi tài sản

  • Với những đặc điểm đã phân tích ở trên, khi tiến hành ký kết hợp đồng trao đổi tài sản, các bên nhất thiết phải lưu ý đến những điểm sau để tránh phát sinh những tranh chấp không đáng có.
  • Thứ nhất, đây là hợp đồng nhằm mục đích trao đổi tài sản cho nhau, vì thế phải đảm bảo rằng cả hai bên đều là chủ sở hữu hoặc người được chủ sở hữu ủy quyền đối với tài sản trao đổi. Khi một bên phát hiện ra tài sản trao đổi không thuộc sở hữu của bên còn lại thì có quyền hủy bỏ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại.
  • Thứ hai, trong trường hợp giá trị của hai tài sản chênh lệch nhau thì hai bên sẽ thanh toán cho nhau phần chênh lệch ấy trừ trường hợp có thỏa thuận hoặc pháp luật quy định khác.
  • Ví dụ: Chiếc điện thoại của A có giá trị 30 triệu đồng, chiếc xe máy của B có giá trị 50 triệu đồng, trong trường hợp hai bên không có thỏa thuận gì khác thì khi trao đổi tài sản, ngoài chiếc điện thoại A phải trả thêm khoản tiền chênh lệch là 20 triệu đồng.
  • Thứ ba, trong hợp đồng trao đổi tài sản, hai bên có thể thỏa thuận về việc chuộc lại tài sản trong một thời hạn nhất định. Theo đó, trong thời hạn chuộc lại, bên trao tài sản có thể chuộc lại tài sản của mình bất cứ khi nào và bên nhận tài sản sẽ không được bán tài sản cho người khác, cũng như phải chịu trách nhiệm về những tổn hại đối với tài sản trong thời gian này.
  • Tóm lại, hoạt động trao đổi tài sản diễn ra rất phổ biến trên thực tế nhưng mọi người thường thực hiện không đúng cách hoặc bỏ qua những điểm cần lưu ý khi giao kết dẫn đến những rủi ro không đáng có. Do đó, mọi người cái nhìn tổng quát về hợp đồng trao đổi tài sản cũng như cung cấp thêm về những lưu ý khi các bên giao kết xác lập loại hợp đồng này.

Tham khảo thêm bài viết:

Những vấn đề cần lưu ý về hợp đồng được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.
Những vấn đề cần biết về việc ủy quyền.

Hợp đồng vay tài sản.
Hợp đồng mượn tài sản.

  • Trên đây là tư vấn của Luật Thịnh Trí về quy định chung về hợp đồng trao đổi tài sản. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu bạn còn thắc mắc về các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực dân sự và tố tụng dân sự theo quy định pháp luật mới nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ

Hotline: 1800 6365

Facebook: