các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Quy định về sở hữu chung tại Bộ luật Dân sự 2015

Quy định về sở hữu chung tại Bộ luật Dân sự 2015

23/03/2022


QUY ĐỊNH VỀ SỞ HỮU CHUNG
TẠI BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Sở hữu chung của cộng đồng.

2. Sở hữu chung của các thành viên gia đình.

3. Sở hữu chung của vợ chồng.

4. Sở hữu chung trong nhà chung cư.

5. Sở hữu chung hỗn hợp.

6. Định đoạt tài sản chung.

7. Chấm dứt sở hữu chung.

Quy định về sở hữu chung

Quy định về sở hữu chung (ảnh minh họa)

  Có thể thấy, việc nhiều người cùng sở hữu chung một tài sản đã không còn là điều xa lạ đối với cuộc sống hiện nay. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về chúng. Vì vậy, Luật Thịnh Trí xin gửi đến quý khách hàng những quy định quan trọng mà mọi người cần biết.

1. Sở hữu chung của cộng đồng

  • Bộ luật Dân sự quy định sở hữu chung của cộng đồng là sở hữu của cộng đồng tôn giáo, sóc, phum, buôn, làng, bản, ấp, thôn, dòng họ và cộng đồng dân cư khác đối với tài sản do các thành viên của cộng đồng cùng nhau quyên góp, đóng góp hoặc được tăng chung, tài sản được hình thành theo tập quán hoặc từ các nguồn phù hợp với quy định của pháp luật nhằm mục đích thỏa mãn lợi ích chung hợp pháp của cộng đồng.
  • Các thành viên của cộng đồng cùng định đoạt, sử dụng, quản lý tài sản chung theo tập quán hoặc theo thỏa thuận vì lợi ích chung của cộng đồng nhưng không được trái đạo đức xã hội, vi phạm điều cấm của luật.
  • Ngoài ra, tài sản chung của cộng đồng là tài sản chung hợp nhất và không thể thực hiện việc phân chia.

2. Sở hữu chung của các thành viên gia đình

  • Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung là những tài sản được cùng nhau tạo lập nên, đóng góp bởi các thành viên trong gia đình và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại Bộ luật Dân sự 2015 và luật khác có quy định liên quan.
  • Việc định đoạt, sử dụng, chiếm hữu đối với tài sản chung của các thành viên trong gia đình sẽ được thực hiện theo sự thỏa thuận của các thành viên. Đối với trường hợp định đoạt tài sản là động sản có đăng ký, bất động sản, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình thì cần phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên trong gia đình là người đã thành niên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
  • Sẽ áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật Dân sự và những luật khác có liên quan trong trường hợp các bên không có thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 Bộ luật Dân sự 2015.

3. Sở hữu chung của vợ chồng

  • Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất và có thể thực hiện việc phân chia. Vì vợ chồng cùng nhau tạo lập, đóng góp và phát triển khối tài sản chung nên vợ chồng có quyền ngang nhau trong việc định đoạt, sử dụng, chiếm hữu tài sản chung.
  • Ngoài ra, vợ chồng có thể ủy quyền hoặc thỏa thuận cho nhau định đoạt, sử dụng, chiếm hữu tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng có thể được phân chia theo quyết định của Tòa án hoặc theo thỏa thuận của vợ chồng.
  • Tuy nhiên, trong trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì sẽ áp dụng chế độ tài sản này đối với tài sản chung của vợ chồng.

 Sở hữu chung trong chung cư

Sở hữu chung trong chung cư (ảnh minh họa)

4. Sở hữu chung trong nhà chung cư

  • Trang thiết bị, phần diện tích và các tài sản khác dùng chung trong nhà chung cư thì thuộc sở hữu chung hợp nhất của tất cả các chủ sở hữu các căn hộ trong nhà đó và không phân chia theo quy định tại Luật nhà ở, trừ trường hợp tất cả các chủ sở hữu có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác
  • Chủ sở hữu các căn hộ trong nhà chung cư có nghĩa vụ, quyền ngang nhau trong việc sử dụng, quản lý tài sản theo quy định trên, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
  • Ngoài ra, quyền của chủ sở hữu căn hộ chung cư thực hiện theo quy định của luật trong trường hợp nhà chung cư bị tiêu hủy.

5. Sở hữu chung hỗn hợp

  • Sở hữu chung hỗn hợp là sở hữu đối với tài sản do các thành phần kinh tế khác nhau góp vốn để kinh doanh, sản xuất thu lợi nhuận.
  • Tài sản được hình thành từ lợi nhuận hợp pháp từ các hoạt động kinh doanh, sản xuất hoặc từ nguồn vốn góp của các chủ sở hữu hoặc từ nguồn khác phù hợp với quy định của pháp luật là tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp.
  • Việc định đoạt, sử dụng, chiếm hữu tài sản thuộc sở hữu chung hỗn hợp phải tuân theo quy định tại Điều 209 Bộ luật Dân sự 2015 và quy định của pháp luật có liên quan đến việc tổ chức, hoạt động, góp vốn kinh doanh, sản xuất, điều hành, quản lý, trách nhiệm về tài sản và phân chia lợi nhuận.

6. Định đoạt tài sản chung

  • Đối với phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung có quyền định đoạt theo phần đó. Việc định đoạt tài sản chung hợp nhất được thực hiện theo quy định của pháp luật hoặc theo theo thỏa thuận của các chủ sở hữu chung.
  • Trong trường hợp có một chủ sở hữu chung theo phần có nhu cầu bán phần quyền sở hữu của mình thì chủ sở hữu chung khác được quyền ưu tiên mua phần bán đó. Trong thời hạn 01 tháng đối với tài sản chung là động sản, 03 tháng đối với tài sản chung là bất động sản, kể từ ngày các chủ sở hữu chung khác nhận được thông báo về việc bán phần sở hữu và các điều kiện bán mà các chủ sở hữu chung không có nhu cầu mua thì chủ sở hữu đó được quyền bán cho người khác. Trong đó, các điều kiện bán cho người không phải là chủ sở hữu chung phải giống như các chủ sở hữu chung và việc thông báo về việc bán phải được thể hiện bằng văn bản.
  • Trong trường hợp có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua khi bán phần quyền sở hữu trong thời hạn 03 tháng thì kể từ ngày phát hiện được có sự vi phạm về quyền ưu tiên mua, chủ sở hữu chung theo phần trong số các chủ sở hữu chung có quyền yêu cầu Tòa án chuyển cho mình nghĩa vụ và quyền của người mua; việc bồi thường thiệt hại xảy ra do bên có lỗi gây thiệt hại bồi thường.
  • Trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với bất động sản chết mà không có người thừa kế hoặc người này từ bỏ quyền sở hữu của mình thì phần quyền sở hữu đó sẽ thuộc về Nhà nước, trừ trường hợp sở hữu chung của cộng đồng thì quyền sở hữu sẽ thuộc về các chủ sở hữu chung còn lại.
  • Trong trường hợp một trong các chủ sở hữu chung đối với động sản chết mà không có người thừa kế hoặc người này từ bỏ quyền sở hữu của mình thì phần quyền sở hữu đó thuộc sở hữu chung của những chủ sở hữu còn lại.
  • Việc xác lập quyền sở hữu được áp dụng theo quy định tại Điều 228 của Bộ luật Dân sự 2015 trong trường hợp tất cả các chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản chung.

7. Chấm dứt sở hữu chung

  • Việc sở hữu chung sẽ bị chấm dứt trong các trường hợp sau đây:
  • Tài sản chung đã được chia cho các chủ sở hữu.
  • Không còn tài sản chung.
  • Tài sản chung được một trong các chủ sở hữu hưởng toàn bộ.
  • Những trường hợp khác theo quy định.

Xem thêm:

15 loại hợp đồng thông dụng theo Bộ luật Dân sự.
Những vấn đề cần lưu ý về hợp đồng được quy định tại Bộ luật Dân sự 2015.
Hợp đồng vô hiệu là gì? Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.

15 loại hợp đồng thông dụng theo Bộ luật Dân sự.

  • Trên đây là nội dung Quy định về sở hữu chung tại Bộ luật Dân sự 2015 của Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.