các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Sổ tiết kiệm ngân hàng được chia thừa kế như thế nào?

Sổ tiết kiệm ngân hàng được chia thừa kế như thế nào?

24/11/2021


SỔ TIẾT KIỆM NGÂN HÀNG
ĐƯỢC CHIA THỪA KẾ NHƯ THẾ NÀO?

  Nếu sổ tiết kiệm là một trong những di sản để lại của người mất, vậy tài sản này sẽ được chia như thế nào? Luật Thịnh Trí sẽ giải quyết thắc mắc này cho quý khách.

 Hình 1. Luật Thịnh Trí – Tư vấn giải quyết di sản là sổ tiết kiệm
Hình 1. Luật Thịnh Trí – Tư vấn giải quyết di sản là sổ tiết kiệm

  Hiện nay, việc gửi tiền tiết kiệm đang ngày càng phổ biến trong cuộc sống. Tuy nhiên, khi người đứng tên trên sổ tiết kiệm không may mất đi thì sổ tiền tiết kiệm này sẽ được chia thế nào? Bài viết sau đây, Luật Thịnh Trí sẽ tóm gọn các thông tin hữu ích nhất liên quan đến việc chia thừa kế di sản là sổ tiết kiệm.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Di sản là sổ tiết kiệm ngân hàng có được làm thủ tục chia thừa kế.

2. Sổ tiết kiệm chia theo pháp luật.

3. Thủ tục thừa kế sổ tiết kiệm.

4. Tiến hành rút tiền trong sổ tiết kiệm.

5. Đội ngũ luật sư tại Công ty Luật TNHH THỊNH TRÍ

1. Di sản là sổ tiết kiệm ngân hàng có được làm thủ tục chia thừa kế

  • Căn cứ quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015, có 02 hình thức thừa kế là theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Đồng thời, tại Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015 nêu rõ: Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác Trong đó, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Vậy nên, sổ tiết kiệm của người mất vẫn được xem là di sản chia thừa kế như thông thường, vì sổ tiết kiệm là một loại giấy tờ có giá.
  • Do vậy, có thể hiểu sổ tiết kiệm là giấy tờ ghi nhận quyền sở hữu tài sản của người đứng tên (sau đây được hiểu là người đã mất để lại di sản là sổ tiết kiệm) trên sổ hoặc là sổ tiết kiệm là tài sản chung với người khác như tài sản chung vợ, chồng hoặc với người khác nếu có thỏa thuận về số tiền được gửi tiết kiệm tại ngân hàng.
  • Trong trường hợp, người đứng tên trong sổ tiết kiệm là người đã mất, nhưng thực tế đó lại là tài sản chung của 2 hoặc nhiều người trở lên, những người còn lại có tài sản trong sổ tiết kiệm trên, phải chứng minh được đây là số tiền chung của mình
  • Vì có nhiều trường hợp xảy ra liên quan đến vấn đề di sản là sổ tiết kiệm, nên trong bài viết này chúng tôi chỉ đề cập đến trường hợp sổ tiết kiệm là tài sản riêng của người chết. Do đó, sổ tiết kiệm được coi là di sản thừa kế, nếu người chết không để lại di chúc thì di sản này sẽ được chia theo thừa kế theo pháp luật.
  • Nếu khách hàng nằm trong trường hợp, sổ tiết kiệm thuộc sở hữu chung của nhiều người trong đó có người đã mất để lại di sản. Xin vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6365

2. Sổ tiết kiệm chia theo pháp luật

  • Di sản thừa kế là sổ tiết kiệm, những người thừa kế muốn nhận tiền trong sổ tiết kiệm đó hợp pháp, phải xác định được các điều kiện sau: Xác định sổ tiết kiệm đó là tài sản chung hay tài sản riêng của người chết, về hình thức, nội dung của sổ tiết kiệm phải phù hợp với quy định của pháp luật... Trong trường hợp người mất không để lại di chúc thì sổ tiết kiệm sẽ được chia theo pháp luật.
  • Trường hợp người chết không để lại di chúc, thì phần di sản đó sẽ được chia theo pháp luật. Căn Điều 649 Bộ luật Dân sự 2015, thừa kế theo pháp luật sẽ được tiến hành chia theo thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế theo pháp luật được quy định cụ thể.
  • Người thừa kế theo pháp luật chỉ là cá nhân, người thừa kế di sản của người chết không để lại di chúc được quy định theo pháp luật. Việc xác định người thừa kế dựa trên ba mối quan hệ: đầu tiên là hôn nhân, thứ 2 là huyết thống, thứ 3 là nuôi dưỡng. Hàng thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
  • Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi. Về quan hệ giữa vợ và chồng, thì khi một trong hai người mất thì người còn lại sẽ hưởng di sản thừa kế. Về quan hệ giữa cha đẻ, mẹ đẻ – con đẻ, con đẻ được hưởng di sản của cha đẻ, mẹ đẻ và ngược lại. Trường hợp con riêng - bố dượng hay mẹ kế phải đáp ứng các điều kiện như chăm sóc, nuôi dưỡng người đã chết như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản như trong quan hệ thừa kế cha đẻ, mẹ đẻ, con đẻ.
  • Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cháu ruột mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, quan hệ thừa kế giữa anh ruột, chị ruột, em ruột thì anh, chị, em ruột có thể là cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha.
  • Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; cháu ruột mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
  • Những người thừa kế cùng hàng với nhau sẽ được hưởng phần di sản thừa kế bằng nhau. Nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước vì lý do đã chết, bị truất quyền hưởng di sản, không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì những người ở hàng thừa kế sau mới được hưởng di sản.
  • Nếu quý khách hàng có thắc mắc về vấn đề thừa kế. Xin vui lòng liên hệ Hotline: 1800 63 65

3. Thủ tục thừa kế sổ tiết kiệm

  • Chia thừa kế sổ tiết kiệm thì người thừa kế được thực hiện theo thủ tục khai nhận di sản tại Phòng công chứng. Người thừa kế có thể chuẩn bị các giấy tờ, tài liệu sau:
    • Phiếu yêu cầu công chứng
    • Sổ tiết kiệm.
    • Di chúc (nếu có di chúc).
    • Giấy tờ tùy thân: CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực của người lập và người nhận, Sổ hộ khẩu…
  • Sau khi nộp hồ sơ, công chứng viên sẽ giải thích quyền, nghĩa vụ của các người thừa kế và niêm yết thông báo phân chia thừa kế tại UBND xã/phường/thị trấn trong thời gian 15 ngày. Sau thời gian 15 ngày không có khiếu nại, tố cáo, Văn phòng công chứng sẽ tiến hành công chứng văn bản khai nhận/phân chia di sản thừa kế. Khi đó, công chứng viên sẽ đọc dự thảo văn bản khai nhận/văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế và hướng dẫn người thừa kế ký tên, điểm chỉ vào văn bản.

4. Tiến hành rút tiền trong sổ tiết kiệm

  • Sau khi công chứng viên đẽ giải thích và hướng dẫn cho các động thời kế ký vào văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế (như đã ghi phía trên). Những người đồng thừa kế mang văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc văn bản khai nhận di sản đã được công chứng, chứng thực đến Ngân hàng nơi người chết đã gửi tiết kiệm, để tiến hành thủ tục rút tiền.
  • Sau khi xuất trình đầy đủ các giấy tờ cho ngân hàng kiểm duyệt, người thừa kế ký nhận số tiền được xem là di sản của người mất đã để lại. Nếu sổ tiết kiệm là di sản riêng của người mất thì các đồng thừa kế có thể cùng nhau đến ngân hàng hoặc ủy quyền cử một người thừa kế đại diện đến nhận tiền. Nếu trong trường hợp sổ tiết kiệm là tài sản chung của người mất và những người khác, thì ngoài các giấy tờ trên, khi đến ngân hàng, người thừa kế phải mang theo chứng cứ chứng minh đây là tài sản chung của người mất với người khác. Người sở hữu chung tài sản đó cũng phải có mặt để cùng rút số tiền trong sổ tiết kiệm.

5. Đội ngũ luật sư tại Công ty Luật TNHH THỊNH TRÍ

 Hình 2 .Công ty luật TNHH Thịnh Trí
Hình 2 .Công ty Luẫt TNHH Thịnh Trí

  • Luật Thịnh Trí cho rằng kinh nghiệm đội ngũ luật sư luôn là nhân tố quan trọng nhất để xây dựng một chất lượng của dịch vụ tư vấn pháp luật, và nhờ đó mà đã tạo ra niềm tin của khách hàng dành cho Thịnh Trí đến ngày hôm nay. Trong những năm qua Thịnh Trí chúng tôi không ngừng nâng cao chất lượng, bồi dưỡng kiến thức và gia tăng kinh nghiệm cho đội ngũ chuyên viên tư vấn nhằm đáp ứng những nhu cầu ngày càng cao về pháp lý của Quý khách hàng.

Tham khảo thêm:
Nguyên tắc bồi thường tổn thất tinh thần .
Những trường hợp không phải bồi thường thiệt hại.
Hành vi bán chui cổ phiếu là gì?.
Một số điều cần biết về bảo lãnh.

  • Nếu quý khách hàng có thắc mắc về vấn đề thừa kế. Xin vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6365