THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN
CẦN BAO NHIÊU VỐN?
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Những đặc điểm của doanh nghiệp tư nhân.
2. Thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn?
Thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn? (ảnh minh họa)
Chủ doanh nghiệp tư nhân phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về hoạt động của doanh nghiệp. Vậy muốn thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn? Luật Thịnh Trí sẽ giải đáp thắc mắc trên thông qua bài viết này.
Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ. Theo quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020, mọi hoạt động của doanh nghiệp sẽ được chủ doanh nghiệp tư nhân chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình. Theo đó, doanh nghiệp tư nhân có những đặc điểm nổi bật sau:
- Không có tư cách pháp nhân
- Một tổ chức được công nhận là pháp nhân khi đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 74 Bộ luật Dân sự 2015:
- Tổ chức này phải được thành lập hợp pháp theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và các luật khác có liên quan;
Được thành lập hợp pháp theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan;
- Được cơ cấu và tổ chức theo Điều 83 Bộ luật Dân sự 2015;
- Tài sản của tổ chức phải độc lập với pháp nhân và cá nhân khác. Ngoài ra, tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của mình.
- Tham gia các quan hệ pháp luật bằng việc nhân danh mình một cách độc lập.
- Có thể thấy, doanh nghiệp tư nhân do cá nhân làm chủ và chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của mình về hoạt động của doanh nghiệp. Đồng nghĩa với việc tài sản của doanh nghiệp tư nhân không độc lập với tài sản của cá nhân. Do vậy, doanh nghiệp tư nhân không đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Bộ luật Dân sự để được công nhận là pháp nhân.
- Không được phát hành chứng khoán
- Khi không được phát hành chứng khoán, doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế quyền huy động vốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Điều đó có nghĩa là nếu doanh nghiệp tư nhân này muốn đầu tư mới, phát triển, mở rộng quy mô kinh doanh của doanh nghiệp thì chỉ giới hạn huy động vốn bằng cách chủ sở hữu doanh nghiệp đầu tư thêm vốn vào doanh nghiệp hoặc đi vay tài chính…
- Chủ doanh nghiệp tư nhân bị hạn chế tham gia đầu tư và góp vốn
- Chủ doanh nghiệp không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc thành viên hợp danh.
- Doanh nghiệp tư nhân không được quyền góp vốn thành lập hoặc mua cổ phần, phần vốn góp trong công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
- Quyền quyết định việc quản lý thuộc về chủ doanh nghiệp tư nhân
- Vì doanh nghiệp tư nhân chỉ có một chủ sở hữu, nên chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định với việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế hoặc quyết định tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định.
- Có thể trực tiếp hoặc thuê người khác để quản lý, điều hành
- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là những chức danh mà chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác để điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh; Mặc dù vậy, chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm về các hoạt động của doanh nghiệp.
- Ngoài ra, người đại diện theo pháp luật, doanh nghiệp với tư cách yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn… liên quan trước Tòa án, Trọng tài chính là chủ doanh nghiệp tư nhân. Ngoài ra, người đại diện cho doanh nghiệp thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo pháp luật cũng là chủ doanh nghiệp tư nhân.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có quyền cho thuê và bán doanh nghiệp tư nhân
- Nếu có nhu thì chủ doanh nghiệp tư nhân được quyền cho thuê toàn bộ doanh nghiệp của mình nhưng phải thực hiện các thủ tục thông báo đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế bằng văn bản kèm bản sao hợp đồng cho thuê trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hợp đồng cho thuê có hiệu lực. Trong thời hạn cho thuê, với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp tư nhân thì người chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Trong hợp đồng cho thuê, chủ sở hữu và người thuê quy định cụ thể quyền và nghĩa vụ, trách nhiệm với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
- Ngoài ra, chủ doanh nghiệp cũng có quyền bán doanh nghiệp tư nhân cho cá nhân, tổ chức khác. Dù đã chuyển giao, chủ doanh nghiệp vẫn phải chịu trách nhiệm đối với khoản nợ, nghĩa vụ tài sản khác đã phát sinh trong thời gian trước ngày chuyển giao, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân.
Hiện nay, khi thành lập doanh nghiệp tư nhân cần quan tâm 3 loại vốn sau: Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp, vốn pháp định, vốn ký quỹ.
- Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân
- Không giống với các loại hình doanh nghiệp khác, doanh nghiệp tư nhân có vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân chứ không có vốn điều lệ. Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân được quy định như sau:
- Vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp được đăng ký bởi chủ doanh nghiệp đó. Nghĩa vụ của chủ doanh nghiệp tư nhân là đăng ký chính xác tổng số vốn đầu tư này. Khi đăng ký cần nêu rõ số vốn bằng đồng Việt Nam, vàng hoặc tài sản khác. Nếu vốn là tài sản khác thì cần ghi cụ thể loại tài sản, giá trị và số lượng đối với từng loại tài sản.
- Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể giảm hoặc tăng vốn đầu tư trong quá trình hoạt động đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sổ kế toán sẽ ghi chép đầy đủ về việc giảm hoặc tăng vốn của chủ doanh nghiệp tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân phải đăng ký với Cơ quan đăng ký kinh doanh để thực hiện việc giảm vốn nếu như chủ doanh nghiệp có ý định giảm vốn.
- Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp tư nhân phải có đủ theo quy định của pháp luật đối với ngành kinh doanh có điều kiện.. Khi đăng ký một ngành nghề bất kỳ nào đó và ngành nghề này thuộc ngành nghề kinh doanh yêu cầu vốn pháp định theo quy định của pháp luật thì doanh nghiệp cần phải đáp ứng đủ số vốn quy định thì mới được phép hoạt động.
- Dễ hiểu hơn, vốn pháp định cũng là số tiền tối thiểu để doanh nghiệp được thành lập theo quy định của nhà nước. Theo đó, mức vốn của doanh nghiệp còn tuỳ vào loại hình kinh doanh có điều kiện hay không điều kiện.
- Vốn ký quỹ để thành lập doanh nghiệp
- Đây là số vốn mà doanh nghiệp của bạn phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng, nhằm đảm bảo sự hoạt động của doanh nghiệp.
- Từ những quy định trên có thể thấy số vốn cần có khi thành lập doanh nghiệp tư nhân được chia thành 02 trường hợp:
- Trường hợp 1:, nếu doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh không yêu cầu về vốn pháp định và không yêu cầu vốn ký quỹ thì không hạn chế mức vốn tối thiểu để thành lập doanh nghiệp tư nhân. Vì vậy, doanh nghiệp chỉ cần kê khai mức vốn dựa trên một số yếu tố sau:
- Khả năng tài chính của mình;
- Phạm vi, quy mô hoạt động của doanh nghiệp;
- Chi phí hoạt động thực tế của doanh nghiệp sau khi thành lập…
- Trường hợp 2: Doanh nghiệp tư nhân kinh doanh các ngành nghề kinh doanh có điều kiện về vốn pháp định hoặc yêu cầu ký quỹ thì vốn điều lệ của doanh nghiệp phải tối thiểu bằng mức vốn pháp định hoặc đáp ứng ký quỹ theo quy định của pháp luật.
➤ Xem thêm:
➤ Cần bao nhiêu vốn để thành lập công ty?
➤ Vốn thành lập công ty bao gồm những loại vốn nào?
➤ Nên thành lập công ty cổ phần hay công ty TNHH 2 thành viên?
➤ Một số lưu ý khi chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.
- Trên đây là nội dung Thành lập doanh nghiệp tư nhân cần bao nhiêu vốn? mà Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.