HƯỚNG DẪN THỦ TỤC
TÁCH THỬA ĐẤT Ở BÌNH DƯƠNG MỚI NHẤT
Hình 1. Thủ tục tách thửa đất ở Bình Dương
Bình Dương hiện đang là một trong những khu vực kinh tế trọng điểm ở phía Nam. Cùng với sự phát triển về kinh tế, lĩnh vực đất đai ở Bình Dương cũng không kém phần nhộn nhịp. Trong đó, thủ tục tách thửa đất tuy quen thuộc nhưng cũng gây ra nhiều vướng mắc, bất cập cho người dân. Bài viết dưới đây Luật Thịnh Trí sẽ hướng dẫn đến bạn đọc thủ tục tách thửa đất ở Bình Dương theo quy định mới nhất.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Diện tích đất tối thiểu để được tách thửa ở Bình Dương.
2. Một số điểm cần lưu ý khi tách thửa đất ở Bình Dương.
3. Trình tự, thủ tục tách thửa đất ở Bình Dương.
- Hiện nay, nội dung về điều kiện và diện tích tách thửa tại Bình Dương được quy định tại Điều 3,4,5 Quyết định 25/2017/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương. Cụ thể như sau:
- Tại các phường: 300 m2
- Tại các thị trấn: 500 m2
- Tại các xã: 1000 m2
- Tại các phường: 60 m2
- Tại các thị trấn: 80 m2
- Tại các xã: 100 m2
- Thứ nhất, trường hợp thửa đất có nhiều loại đất thì việc xem xét tách thửa chỉ áp dụng cho một loại đất nếu có đủ điều kiện, sau khi trừ phần diện tích đất thuộc hành lang bảo vệ các công trình theo quy định.
- Thứ hai, thửa đất mới hình thành và thửa đất còn lại sau khi tách phải tiếp giáp đường do Nhà nước quản lý, đảm bảo có bề rộng và chiều sâu tối thiểu 4m đối với thửa đất khi tiếp giáp với đường có lộ giới <20m; đảm bảo có bề rộng và chiều sâu tối thiểu 05m đối với thửa đất khi tiếp giáp với đường có lộ giới ≥20m. Trừ trường hợp tách thửa đất nông nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất vẫn là đất nông nghiệp thì không yêu cầu tiếp giáp đường do Nhà nước quản lý.
- Thứ ba, trường hợp tách thửa là đất ở; đất nông nghiệp theo quy hoạch sử dụng đất là đất ở, đất phi nông nghiệp giao Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ban hành thì theo Khoản 1 Điều 1 Quyết định 28/2019/QĐ-UBND:
- Danh mục các tuyến đường, đoạn đường đã đầu tư đủ các công trình hạ tầng kỹ thuật gồm: Đường giao thông do Nhà nước quản lý theo quy định tại Điều 39 Luật Giao thông đường bộ năm 2008, tuyến cấp điện, chiếu sáng, thông tin viễn thông, cấp thoát nước để xem xét, giải quyết tách thửa.
- Danh mục các tuyến đường, đoạn đường chưa đầu tư hạ tầng kỹ thuật theo quy định nhưng tối thiểu phải đáp ứng đủ hai điều kiện là tiếp giáp đường giao thông do Nhà nước quản lý và tuyến cấp điện trên cơ sở căn cứ điều kiện thực tế hoặc kế hoạch đầu tư trung hạn để xem xét, giải quyết tách thửa
- Thứ tư, Trường hợp người sử dụng đất yêu cầu tách thửa đất thành thửa đất có diện tích nhỏ hơn diện tích tối thiểu được phép tách thửa đối với các loại đất quy định tại Điều 3 Quyết định này và hợp thửa đất đó với thửa đất khác liền kề để tạo thành thửa đất mới có diện tích bằng hoặc lớn hơn diện tích tối thiểu được tách thửa thì được phép tách thửa đồng thời với việc hợp thửa.
- Thứ năm, trường hợp thửa đất tiếp giáp đường theo quy hoạch phân khu thì người sử dụng đất được phép tách thửa sau khi đã đầu tư đường giao thông và hạ tầng kỹ thuật theo đúng quy hoạch phân khu đã được duyệt, đảm bảo kết nối hạ tầng kỹ thuật trong khu vực.
- Thứ sáu, trường hợp đất ở thuộc các dự án đã được Nhà nước giao đất, phân lô theo quy hoạch chi tiết được duyệt thì thửa đất được xác định theo dự án và quy hoạch chi tiết đã được phê duyệt.
Hình 2. Văn phòng đất ký đất đai tại Bình Dương
- Căn cứ quy định tại khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT, hộ gia đình, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị tách thửa như sau:
- Đơn đề nghị tách thửa theo Mẫu 11/ĐK.
- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp.
- Để nộp hồ sơ, quý khách hàng có thể thực hiện theo một trong hai cách sau:
- Nộp hồ sơ tại UBND xã, phường, thị trấn nơi có đất nếu có nhu cầu.
- Nếu địa phương chưa tổ chức Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thì nộp hồ sơ tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (cấp huyện) hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.
- Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào Sổ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả, trao Phiếu tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả cho người nộp hồ sơ.
- Nếu như hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
- Bước 4: Giải quyết yêu cầu
- Trong thời hạn 12 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm thực hiện:
- Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
- Lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới tách, hợp thửa;
- Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đổi với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.
- Kết quả phải trả cho người sử dụng đất trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày có kết quả giải quyết.
➤ Tham khảo thêm bài viết:
➤ Tranh chấp lối đi chung trên bất động sản liền kề thẩm quyền giải quyết tranh chấp và án phí khởi kiện.
➤ Những điều cần biết về tặng cho quyền sử dụng đất.
➤ Hủy hợp đồng đặt cọc chuyển nhượng quyền sử dụng đất không bồi thường.
➤ Nguyên nhân dẫn đến tranh chấp đất đai bạn cần biết.
- Trên đây là tư vấn của Luật Thịnh Trí về thủ tục tách thửa đất ở Bình Dương. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực dân sự, thương mại theo quy định pháp luật mới nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ
Hotline: 1800 6365
Facebook: