các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Một số quy định về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự

Một số quy định về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự

27/01/2022


MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ
THỦ TỤC GIÁM ĐỐC THẨM VỤ ÁN DÂN SỰ

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Quy định về giám đốc thẩm.

2. Cơ sở pháp lý kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

3. Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự.

  Đối với những bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lực nhưng phát hiện có sai lầm, vi phạm pháp luật trong quá trình xử lý vụ án dân sự thì phải xét xử giám đốc thẩm nhằm đảm bảo thượng tôn pháp luật, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Như vậy đối với những vụ án dân sự được xét xử giám đốc thẩm thì dựa trên căn cứ pháp luật nào, trình tự thủ tục xét xử giám đốc thẩm như thế nào? Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn chi tiết về các điều nêu trên, giúp cho bạn đọc nắm được thông tin cần thiết.

Điều kiện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

Ảnh minh họa căn cứ, điều kiện kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

1. Quy định về giám đốc thẩm

  • Giám đốc thẩm là xét lại các bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.

2. Cơ sở pháp lý kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

  • Căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm theo quy định tại Điều 326 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 bao gồm:
  • -Kết luận trong bản án, quyết định dân sự của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không phù hợp với những tình tiết khách quan của án làm ảnh hưởng, thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
  • -Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự có vi phạm thủ tục tố tụng một cách nghiêm trọng làm cho quyền, nghĩa vụ tố tụng của đương sự không được thực hiện đấn đến đương sự không bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp theo quy định pháp luật;
  • -Việc áp dụng pháp luật tại bản án, quyết định có sai lầm dẫn đến khi ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước bị xâm phạm; quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba bị xâm phạm.
  • Như vậy, nếu có một trong những căn cứ nêu trên thì có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
  1. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm:

- Đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ: Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao.

- Đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết (trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao): Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm là Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

  1. Người có thẩm quyền kháng nghị có đơn đề nghị kháng nghị khi có một trong các căn cứ kháng nghị hoặc có thông báo, kiến nghị; trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba; xâm phạm đến quyền, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thì không cần phải có đơn đề nghị.

Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự

Ảnh minh họa thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự

3. Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự

  1. Thời hạn kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm
  • Trong thời hạn 03 năm kể từ ngày bản án, quyết định dân sự của Tòa án có hiệu lực pháp luật, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền kháng nghị.
  • Trường hợp sau khi hết thời hạn kháng nghị, đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm.
  • Trường hợp bản án, quyết định dân sự của Tòa án có hiệu lực pháp luật xâm phạm nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba, của đương sự; lợi ích của Nhà nước, lợi ích cộng đồng và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm.
  1. Thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự:
  • Đương sự nộp đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật kèm theo tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp cho người có thẩm quyền kháng nghị. Đơn đề nghị phải đảm bảo các nội dung sau: Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị; tên, địa chỉ của người đề nghị; tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm; lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị; cá nhân, cơ quan, tổ chức đề nghị phải ký tên hoặc điểm chỉ theo quy định. Hình thức gửi đơn trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Tòa án, Viện kiểm sát
  • Sau khi nhận đơn đề nghị của đương sự thì Tòa án, Viện kiểm sát ghi vào sổ nhận đơn, cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự và kiểm sát tra tính hợp lý, đầy đủ của đơn đề nghị.
  • Tòa án, Viện kiểm sát yêu cầu người gửi đơn sửa đổi, bổ sung nếu đơn đề nghị không có đủ điều kiện theo quy định. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát thi người gửi đơn sửa đổi, bổ sung.
  • Hết thời hạn 01 tháng mà người gửi đơn không sửa đổi, bổ sung thì Tòa án, Viện kiểm sát trả lại đơn đề nghị, nêu rõ lý do cho đương sự và ghi chú vào sổ nhận đơn.
  • Hồ sơ đề nghị kháng nghị đầy đủ, hợp lý thì người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phân công người có trách nhiệm tiến hành nghiên cứu đơn, thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án, báo cáo người có thẩm quyền kháng nghị xem xét, quyết định.
  • Trường hợp không kháng nghị thì thông báo cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân bằng văn bản nêu rõ lý do.
  • Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm ban hành Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm. Về Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải đảm bảo các nội dung theo Điều 333 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015. Gửi quyết định cho Tòa án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực bị kháng nghị, đương sự, cơ quan thi hành án dân sự và người có liên quan đến nội dung kháng nghị.
  • Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa xét xử giám đốc thẩm vụ án dân sự trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án. Những người tham gia phiên tòa giám đốc thẩm là Viện kiểm sát cùng cấp. Trong trường hợp cần thiết thì triệu tập đương sự hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc người có liên quan đến kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm. Trường hợp những người được triệu tập vắng mặt thì phiên tòa vẫn tiến hành theo quy định pháp luật.

Xem thêm:

Một số quy định về phiên tòa giám đốc thẩm vụ án hình sự.
Một số quy định về kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm vụ án hình sự.
Trình tự, thủ tục bắt đầu phiên tòa sơ thẩm hình sự.
Trình tự, thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên trong vụ án hình sự.

  • Trên đây là nội dung Một số quy định về thủ tục giám đốc thẩm vụ án dân sự theo quy định Luật Tố tụng dân sự năm 2015 của Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.