các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Trình tự, thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên trong vụ án hình sự

Trình tự, thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên trong vụ án hình sự

05/01/2022


TRÌNH TỰ, THỦ TỤC TỐ TỤNG HÌNH SỰ
ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN TRONG VỤ ÁN HÌNH SỰ

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Quy định chung về người chưa thành niên.

2. Thủ tục lấy lời khai, hỏi cung, đối chất đối với người chưa thành niên.

3. Quyền bào chữa cho người chưa thành niên.

4. Thủ tục xét xử đối với người chưa thành niên.

  Thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên được áp dụng khi bị can, bị cáo, người bị hại trong vụ án hình sự là người chưa thành niên tiến hành các thủ tục cần thiết trong vụ án hình sự vì người chưa thành niên là một chủ thể đặc biệt được pháp luật bảo vệ. Như vậy, pháp luật quy định về trình tự, thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên như thế nào? Bài viết sau đây sẽ thông tin đến quý bạn đọc những thông tin cần thiết về chủ thể đặc biệt này.

 Thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên

Ảnh minh họa thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên

1. Quy định chung về người chưa thành niên

  • Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi theo quy định pháp luật.
  • Trong vụ án hình sự, khi bị can, bị cáo, người bị hại là người chưa thành niên thì pháp luật quy định cho đối tượng này về quyền và nghĩa vụ đặc biệt, như sau:
  1. Theo quy định tại Điều 415 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 hướng dẫn về yêu cầu đối người tiến hành tố tụng thực hiện vụ án hình sự trong đó có người chưa thành niên thì phải có kinh nghiệm điều tra, xét xử, truy tố vụ án có liên quan đến người chưa thành niên hoặc đã được đào tạo về vụ án liên quan đến người chưa thành niên; có hiểu biết về tâm lý học, khoa học giáo dục đối với người chưa thành niên.
  2. Xác định tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại trong vụ án hình sự là người chưa thành niên theo quy định tại Điều 417 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 hướng dẫn do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện theo quy định pháp luật.
  • Trường hợp không xác định được chính xác thì tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại trong vụ án hình sự là người chưa thành niên được xác định như sau:
    • Nếu xác định được tháng nhưng không xác định được ngày thì lấy ngày cuối cùng của tháng đó làm ngày sinh để làm cơ sở xác định tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại trong vụ án hình sự là người chưa thành niên.
    • Nếu xác định được quý nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong quý đó làm ngày tháng sinh để làm cơ sở xác định tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại trong vụ án hình sự là người chưa thành niên.
    • Nếu xác định được nửa của năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong nửa năm đó làm ngày tháng sinh để làm cơ sở xác định tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại trong vụ án hình sự là người chưa thành niên.
    • Nếu xác định được năm nhưng không xác định được ngày, tháng thì lấy ngày cuối cùng của tháng cuối cùng trong năm làm ngày, tháng sinh để làm cơ sở xác định tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại trong vụ án hình sự là người chưa thành niên.
    • Nếu không xác định được năm thì làm giám định để làm cơ sở xác định tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại trong vụ án hình sự là người chưa thành niên.

2. Thủ tục lấy lời khai, hỏi cung, đối chất đối với người chưa thành niên

  • Theo quy định tại Điều 421 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 hướng dẫn về thủ tục lấy lời khai, hỏi cung, đối chất đối với người chưa thành niên như sau:
    • Trường hợp, người chưa thành niên bị bắt; bị tạm giữ; bị hại; làm chứng; hỏi cung bị can khẩn cấp thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo về địa điểm, thời gian lấy lời khai, hỏi cung cho người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên.
    • Trường hợp, người chưa thành niên bị bắt, bị tạm giữ, hỏi cung bị can thì phải có mặt người bào chữa hoặc người đại diện theo pháp luật. Trong trường hợp này, người bào chữa hoặc người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên có thể tham gia hỏi người chưa thành niên nếu được Điều tra viên, Kiểm sát viên đồng ý. Sau khi lấy lời khai, hỏi cung kết thúc thì người bào chữa hoặc người đại diện theo pháp luật có thể tiếp tục hỏi người chưa thành niên.
    • Trường hợp, người chưa thành niên bị hại, làm chứng phải có người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên tham dự.
  • Lưu ý: Thời gian lấy lời khai đối với người chưa thành niên không quá 02 lần/ngày, một lần không quá 02 giờ, trừ trường hợp vụ án có tính chất phức tạp. Thời gian hỏi cung bị can là người chưa thành niên không 02 lần/ngày, mỗi lần không quá 02 giờ, trừ các trường hợp (truy bắt người phạm tội bỏ trốn; ngăn chặn người khác phạm tội; phạm tội có tổ chức; vụ án có tính chất phức tạp; truy tìm vật chứng, công cụ, phương tiện liên quan vụ án; đối chất với bị can, bị cáo để giải quyết vụ án).

3. Quyền bào chữa cho người chưa thành niên

  • Theo Điều 422 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 hướng dẫn về quyền bào chữa cho người chưa thành niên là có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa khi người chưa thành niên bị buộc tội.
  • Người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên bị buộc tội có quyền tự bào chữa hoặc chọn người bào chữa cho người chưa thành niên bị buộc tội.
  • Khi người chưa thành niên bị buộc tội không có người bào chữa hoặc người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên bị buộc tội không chọn người bào chữa thì Viện kiểm sát, Tòa án, Cơ quan điều tra chỉ định người bào chữa cho người chưa thành niên bị buộc tội theo quy định pháp luật.

 phiên tòa xét xử người chưa thành niên

Ảnh minh họa phiên tòa xét xử người chưa thành niên

4. Thủ tục xét xử đối với người chưa thành niên

  • Theo Điều 423 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 hướng dẫn về thủ tục xét xử đối với người chưa thành niên như sau:
  • Đối với phiên tòa xét xử, người chưa thành niên là bị cáo thì phải có mặt người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên; đại diện nhà trường; tổ chức nơi người chưa thành niên đang học tập, sinh hoạt; trừ trường hợp người người đại diện cho người chưa thành niên vắng mặt vì lý do bất khả kháng hoặc do trở ngại khách quan. Hội đồng xét xử hạn chế việc giữa người chưa thành niên là bị hại, người làm chứng với bị cáo khi trình bày lời khai tại phiên tòa. Chủ tọa phiên tòa có thể yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp hoặc người đại diện theo pháp luật của người chưa thành niên hỏi người chưa thành niên.
  • Đối với Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án phải có một giáo viên là Hội thẩm hoặc cán bộ Đoàn thanh niên là Hội thẩm hoặc người có kinh nghiệm hiểu biết về người chưa thành niên làm Hội thẩm.
  • Đối với người chưa thành niên là bị cáo cần phải bảo vệ trong vụ án đặc biệt thì Tòa án quyết định việc xét xử kín.
  • Khi tiến hành xét hỏi, tranh luận với người chưa thành niên là bị cáo, bị hại, người làm chứng tiến hành phù hợp với lứa tuổi, mức độ phát triển của người chưa thành niên tại phiên tòa, bố trí phòng xử án phù hợp với người chưa thành niên.
  • Khi xét xử, Hội đồng xét xử quyết định hình phạt đối với người chưa thành niên là bị cáo, trường hợp không cần thiết phải áp dụng hình phạt thì áp dụng biện pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng.

Xem thêm:

Hình phạt được quy định theo Bộ Luật Hình sự 2015.
Phân biệt cố ý phạm tội và vô ý phạm tội.
Trình tự, thủ tục bắt đầu phiên tòa sơ thẩm hình sự
.

Trình tự, thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên trong vụ án hình sự.

  • Trên đây là nội dung Trình tự, thủ tục tố tụng hình sự đối với người chưa thành niên trong vụ án hình sự của Công ty Luật TNHH Thịnh Trí gửi đến bạn đọc. Nếu có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline 1800 6365 để được tư vấn.