THỦ TỤC GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI GIỮA ANH, EM RUỘT
Hình 1. Tranh chấp đất đai giữa anh, em ruột.
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Các trường hợp tranh chấp đất đai phổ biến giữa anh, em ruột.
2. Tư vấn cách giải quyết khi xảy ra tranh chấp đất đai giữa anh, em ruột.
3. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh, em ruột.
Ngày nay, không khó để bắt gặp các tình huống tranh chấp đất đai giữa anh, em ruột trong gia đình. Những loại tranh chấp phải kể đến là:
- Thứ nhất, các bên tranh chấp xem ai có quyền sử dụng đất:
- Thông thường trong trường hợp này, đối tượng tranh chấp là phần đất chung của cha mẹ để lại. Tranh chấp có thể xảy ra khi cha mẹ chết mà không để lại di chúc, khi đó phần đất đai do cha mẹ để lại không được chỉ định cụ thể cho ai nên đó sẽ là tài sản chung của các anh em. Lúc này, các anh, chị, em trong gia đình phải thỏa thuận chia phần đất đó và tranh chấp có thể xảy ra khi những người con không thỏa thuận chia được phần đất của mỗi người.
- Khi giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh, em ruột thì ngoài văn bản chính là Luật Đất đai 2013 thì còn áp dụng các quy định của pháp luật về thừa kế theo pháp luật để phân chia phần đất đang tranh chấp.
- Căn cứ Điều 649 BLDS 2015, có thể hiểu chia thừa thế theo pháp luật là di sản sẽ được chi cho từng hàng thừa kế. Trường hợp hàng thừa kế trước không còn ai hoặc không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản thì những thừa kế ở hàng sau mới được nhận thừa kế.
- Về hàng thừa kế được ghi nhận tại Điều 651 BLDS 2015, cụ thể như sau:
- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.”
- Về cách phân chia di sản thì những người cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng phần di sản bằng nhau. Như vậy, anh, em ruột cùng ở một hàng thừa kế, nên khi giải quyết tranh chấp đất đai phát sinh từ vấn đề thừa kế, bên cạnh các quy định của Luật Đất đai, Tòa án sẽ xem xét các quy định của BLDS 2015 về thừa kế để giải quyết.
- Thứ hai, những tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất:
- Về bản chất, đây là dạng tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quá trình thực hiện các giao dịch về quyền sử dụng đất như: mua bán, tặng cho, cầm cố, thế chấp, đổi đất, ủy quyền quản lý đất…Do đó, để giải quyết tranh chấp đất đai phát sinh từ các hoạt động này, cần phải áp dụng thêm các quy định của pháp luật về Hợp đồng, Luật Công chứng,…
- Lâu nay, chắc hẳn ít nhiều mọi người đều nghe qua câu nói “Việc dân sự cốt ở đôi bên”. Câu nói này nhằm thể hiện quan điểm về việc ưu tiên phương pháp hòa giải khi giải quyết tranh chấp, đặc biệt là tranh chấp đất đai giữa anh, em ruột với nhau.
- Quan điểm này đã được luật hóa tại Điều 202 Luật Đất đai 2013, theo đó Nhà nước luôn khuyến khích các bên hòa giải trước, nếu việc hòa giải không thành thì mới nộp đơn yêu cầu giải quyết tại các cơ quan có thẩm quyền.
- Như vậy, đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa anh em ruột có thể được giải quyết bằng các cách sau:
- Cách 1: Anh, em ruột trong gia đình tự hòa giải với nhau (khuyến khích).
- Cách 2: Nếu anh em ruột trong gia đình không hóa giải được thì các thành viên gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã/phường nơi có đất tranh chấp để hòa giải việc hòa giải tại cấp xã/phường là thủ tục bắt buộc.
- Cách 3: Nếu việc hòa giải tranh chấp đất đai trong gia đình có kết quả hòa giải không thành thì các thành viên trong gia đình có thể khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền.
Hình 2. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai giữa anh, em ruột.
- Đất đai là lĩnh vực có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh và hướng dẫn. Do đó, các tranh chấp đất đai trên thực tiễn diễn ra rất phức tạp. Việc xác định đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai cũng là một vấn đề quan trọng và cần thiết.
- Trong trường hợp anh, em ruột có xảy ra tranh chấp đất đai thì cần xác định rõ thẩm quyền giải quyết trong từng trường hợp. Cụ thể như sau:
- Trường hợp 1: Hòa giải tranh chấp đất đai cấp xã;
Thủ tục hòa giải được tiến hành tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất.
- Trường hợp 2: Việc hòa giải tại cấp xã không thành, theo Điều 203 Luật Đất đai 2013 sẽ có 2 tình huống xảy ra:
- Nếu các bên có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định.
- Nếu các bên không có Giấy chứng nhận hoặc không có giấy tờ về quyền sử dụng đất thì chọn một trong hai hình thức: nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Uỷ ban nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
➤ Tham khảo thêm bài viết:
➤ Tranh chấp đất đai nhà hàng xóm giải quyết như thế nào?
➤ Hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai gồm những giấy tờ gì?
➤ Điều kiện hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã công chứng.
➤ Lập di chúc chuyển nhượng quyền sử dụng đất không cho bán, được không?
- Trên đây là tư vấn của Luật Thịnh Trí về dịch vụ luật sư giải quyết tranh chấp đất đai. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu bạn còn thắc mắc về các vấn đề khác liên quan đến lĩnh vực đất đai theo quy định pháp luật mới nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ
Hotline: 1800 6365
Facebook: