các trang cá cược game bàiuy tín VN86 - Đăng Ký Tặng 58K

Trang chủ / Tổ hợp tác theo quy định pháp luật

Tổ hợp tác theo quy định pháp luật

12/04/2022


TỔ HỢP TÁC THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT

Tổ hợp tác theo quy định pháp luật

Hình 1. Tổ hợp tác theo quy định pháp luật

  Hiện nay, tổ hợp tác là một hình thức kinh tế phổ biến ở Việt Nam, phù hợp với các cá nhân, tổ chức có chung nhu cầu, phương hướng sản xuất hợp tác với nhau để cùng sinh lợi. Nhằm tạo điều kiện tối đa cho quan hệ hợp tác này, pháp luật Việt Nam đã xây dựng chế định riêng về tổ hợp tác, cụ thể hóa các quyền và nghĩa vụ, tạo hành lang pháp lý vững chắc giúp bảo đảm lợi ích của các bên tham gia.

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Tổ hợp tác là gì?

2. Quyền và nghĩa vụ của tổ hợp tác.

3. Thành viên tổ hợp tác.

3.1. Điều kiện để trở thành thành viên tổ hợp tác.

3.2. Quyền và nghĩa vụ của thành viên tổ hợp tác.

4. Tài sản chung của thành viên tổ hợp tác.

1. Tổ hợp tác là gì?

  • Khi hoạt động sản xuất, kinh doanh ngày càng được mở rộng về số lượng và quy mô thì việc cần phải có sự tham gia, hợp tác của nhiều người là điều dễ hiểu, những người này tạo thành một nhóm và được gọi là tổ hợp tác.
  • Theo quy định pháp luật, cụ thể tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 77/2019/NĐ-CP thì tổ hợp tác là tổ chức được hình thành trên cơ sở hợp đồng hợp tác, theo đó khi có ít nhất hai cá nhân hoặc pháp nhân có nhu cầu cùng hoạt động kinh doanh, các bên chung góp tài sản, công sức để thực hiện mục tiêu đó, cùng nhau hưởng lợi và cùng chịu trách nhiệm.
  • Bản chất của tổ hợp tác là sự kết hợp của các chủ thể thông qua hợp đồng hợp tác, tổ chức này không có tư cách pháp nhân. Điều này có nghĩa là pháp luật không thừa nhận tổ hợp tác là một chủ thể trong quan hệ dân sự, tổ hợp tác không thể trực tiếp tham gia giao dịch như các tổ chức pháp nhân khác mà việc thực hiện các giao dịch dân sự phải do thành viên tổ hợp tác đứng ra xác lập, thực hiện theo Điều 101 Bộ luật Dân sự 2015.

2. Quyền và nghĩa vụ của tổ hợp tác

  • Trong những năm gần đây, số lượng tổ hợp tác được thành lập là khá lớn, điều này phản ánh thực tiễn nhu cầu liên kết, giúp đỡ, tương trợ nhau trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người dân. Pháp luật hiện hành dự liệu được những vấn đề này nên đã ban hành quy định về quyền và nghĩa vụ của tổ hợp tác nhằm mục đích quản lý và đưa ra các cơ chế phát triển tổ hợp tác này.
  • Thứ nhất, tổ hợp tác có các quyền sau đây:
    • Tổ hợp tác có quyền chọn tên riêng, biểu tượng riêng của mình, tuy nhiên tên và biểu tượng của tổ hợp tác phải đáp ứng các điều kiện sau:

+ Tên của tổ hợp tác bao gồm hai thành tố:

(a) Loại hình “tổ hợp tác”, và

(b) Tên riêng của tổ hợp tác. Tên riêng được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số, ký hiệu. Không được sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc để đặt tên riêng cho tổ hợp tác.

+ Không trùng lặp với tên, biểu tượng của tổ hợp tác khác trong địa bàn cấp xã.

Ví dụ: Tổ hợp tác - huyện Hải Lăng; Tổ hợp tác - CMARD2;...

- Tổ hợp tác được tự do hoạt động, kinh doanh trong những ngành, nghề mà luật không cấm; đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì được quyền kinh doanh nếu có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

- Được hợp tác kinh doanh với tổ chức, cá nhân để mở rộng hoạt động, sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.

- Được thực hiện mở và sử dụng tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán theo quy định của pháp luật có liên quan.

- Được xác lập và thực hiện các giao dịch dân sự thông qua thành viên tổ hợp tác

- Được hưởng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước như các hợp tác xã và các quyền khác theo quy định của hợp đồng hợp tác, Bộ luật dân sự và pháp luật khác có liên quan.

  • Thứ hai, về nghĩa vụ của tổ hợp tác: Tổ hợp tác có nghĩa vụ tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tổ chức, cá nhân khác và thành viên. Bên cạnh đó, phải thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ đối với nhà nước, người lao động, tổ chức, cá nhân khác và thành viên.  

3. Thành viên tổ hợp tác

  • Hoạt động của tổ hợp tác được thực hiện thông qua thành viên, vì vậy việc trở thành thành viên của tổ chức này cũng như các quyền và nghĩa vụ cụ thể đều phải tuân theo quy định pháp luật.

3.1. Điều kiện để trở thành thành viên tổ hợp tác

  • Thành viên tổ hợp tác là các bên tham gia hợp đồng hợp tác hoặc gia nhập tổ hợp tác, có thể là cá nhân hoặc pháp nhân.
    • Nếu là cá nhân thì phải là công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự phù hợp.
    • Nếu là pháp nhân thì phải được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam, có năng lực pháp luật phù hợp với lĩnh vực kinh doanh của tổ hợp tác.
  • Lưu ý, việc gia nhập tổ hợp tác phải dựa trên sự tự nguyện và thành viên phải chấp thuận nội dung hợp tác như cam kết đóng góp tài sản, công sức theo quy định của hợp đồng hợp tác.

3.2. Quyền và nghĩa vụ của thành viên tổ hợp tác

  • Thành viên tổ hợp tác có các quyền sau đây:
    • Được hưởng hoa lợi, lợi tức thu được từ hoạt động của tổ hợp tác;
    • Tham gia quyết định các vấn đề liên quan đến việc thực hiện hợp đồng hợp tác, quản lý, giám sát hoạt động của tổ hợp tác;
    • Rút khỏi tổ hợp tác khi có lý do chính đáng và được sự đồng ý của hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tổ hợp tác hoặc theo điều kiện đã thỏa thuận trong hợp đồng hợp tác.
  • Bên cạnh các quyền nêu trên thì thành viên tổ hợp tác có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra; góp đủ và đúng thời hạn tài sản, công sức đã cam kết tại hợp đồng hợp tác.
  • Thông thường, chủ thể đại diện cho tổ hợp tác sẽ là tổ trưởng tổ hợp tác. Người này được bầu trong số các thành viên tổ hợp tác, tại cuộc họp thành viên tổ hợp tác khi được hơn năm mươi phần trăm (50%) tổng số thành viên tán thành.
  • Bên cạnh tổ trưởng tổ hợp tác thì chủ thể khác là thành viên của tổ hợp tác cũng có thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự với tư cách là người đại diện theo ủy quyền cho toàn bộ thành viên còn lại. Việc ủy quyền này phải được công khai, để đối tác phía bên kia của quan hệ pháp luật dân sự biết được thông tin về người đại diện theo ủy quyền, cũng như nội dung của việc ủy quyền. 

 Quyền và nghĩa vụ của thành viên tổ hợp tác

Hình 2. Quyền và nghĩa vụ của thành viên tổ hợp tác

4. Tài sản chung của thành viên tổ hợp tác

  • Tổ hợp tác cũng có tài sản chung để duy trì quá trình sản xuất - kinh doanh theo lĩnh vực và mục tiêu hợp tác đã đề ra. Tài sản chung của các thành viên hợp tác rất đa dạng và có thể được hình thành dựa trên những căn cứ sau đây:
    • Các thành viên tổ hợp tác đóng góp: Thực chất, bên cạnh việc đóng góp bằng các loại tài sản như vật, tiền, giấy tờ có giá, các quyền tài sản, thì các thành viên tổ hợp tác có thể đóng góp bằng công sức. Nội dung này nên được xác định trong hợp đồng hợp tác.
    • Phần được trích từ hoa lợi, lợi tức sau thuế: Trong phương án phân chia hoa lợi. lợi tức có thể đưa ra những cách thức cơ bản để xác định việc phân chia hoa lợi, lợi tức thu được từ quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ hợp tác; đồng thời đưa ra cách thức để trích một phần hoa lợi, lợi tức thu được để nhập vào khối tài sản chung của thành viên tổ hợp tác.
    • Các nguồn khác: Ngoài ra, tài sản chung của tổ hợp tác có thể hình thành từ các nguồn như: thành viên tổ hợp tác cùng tạo lập ra; hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước; các cá nhân, tổ chức khác tài trợ, tặng cho chung; hoặc các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
  • Tổ hợp tác là thành phần quan trọng trong kinh tế tập thể, ra đời từ nhu cầu hợp tác, giúp đỡ nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân và được đánh giá là một trong mô hình liên kết hiệu quả. Khi tham gia tổ hợp tác, các cá nhân/pháp nhân cần phải lưu ý các quy định pháp luật nêu trên để đảm bảo quyền lợi cho mình.

Xem thêm:

Hợp đồng vô hiệu là gì? Hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu.
Tìm hiểu về bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể.

Hợp đồng vay tài sản.
Hợp đồng mượn tài sản.