NGƯỜI BỊ TÂM THẦN GÂY THIỆT HẠI
THÌ KIỆN ĐÒI BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI NHƯ THẾ NÀO
Hình 1. Người bị tâm thần gây thiệt hại thì kiện đòi bồi thường thiệt hại như thế nào
Nếu người gây thiệt hại là người bị tâm thần thì kiện đòi bồi thường ai? Đây là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Bởi lẽ, theo quan điểm của nhiều người thì người bị bệnh tâm thần nếu gây thiệt hại thì sẽ không phải bồi thường gì, liệu quan điểm đây có đúng theo pháp luật?
TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH
1. Thế nào là người tâm thần?
2. Người bị tâm thần có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không khi phạm tội?
3. Người bị tâm thần gây thiệt hại có đòi bồi thường được không?
4. Mức bồi thường khi người tâm thần thiệt hại.
5. Khi bị người tâm thần gây thiệt hại thì kiện ai?
- Bệnh tâm thần được hiểu là loại bệnh do rối loạn hoạt động não bộ gây nên những biến đổi bất thường về lời nói; ý tưởng, hành vi, dẫn đến người bệnh không làm chủ được hành vi, và nhận thức của mình.
- Hiện nay, quy định về người tâm thần được ghi nhận tại khoản 1 Điều 22 Bộ Luật dân sự 2015. Cụ thể: Theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, và đã được Tòa án ra quyết định tuyên bố người này là người mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận giám định pháp y tâm thần.
- Người bị tâm thần khi phạm tội có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Đây là vấn đề được quy định tại Điều 21 Bộ Luật hình sự 2015. Theo đó, nếu như đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì người gây ra hành vi đó không phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Như vậy, pháp luật quy định nếu người bị tâm thần mất năng lực hành vi sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nếu căn cứ vào kết quả giám định y khoa kết luận chỉ bị hạn chế năng lực hành vi thì vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Dựa theo quy định tại khoản 3 Điều 586 Bộ luật Dân sự 2015 về năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân, chúng ta có thể hiểu như sau:
- Thứ nhất, nếu người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường.
- Thứ hai, nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình.
- Thứ ba, nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.
- Tóm lại, căn cứ theo các quy định nêu trên thì có thể hiểu nếu người bị tâm thần gây thiệt hại về tài sản thì người bị thiệt hại vẫn có quyền yêu cầu bồi thường. Lúc này, người giám hộ của người bị tâm thần, phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.
- Về tài sản dùng để bồi thường thiệt hại: Người giám hộ có thể bồi thường bằng tài sản của người tâm thần, hoặc bằng tài sản của mình trừ trường hợp chứng minh được mình không có lỗi, dẫn đến việc người tâm thần gây ra thiệt hại.
- Mức bồi thường thiệt hại được xác định theo khác nhau tùy theo tính chất, và mức độ thiệt hại, trong trường hợp người bị tâm thần gây thiệt hại. Cụ thể như sau:
- Thứ nhất, mức bồi thường do thiệt hại về tài sản:
- Theo Điều 589 Bộ luật Dân sự 2015, mức bồi thường thiệt hại về tài sản được xác bao gồm:
- Tài sản bị mất, bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
- Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
- Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
- Thiệt hại khác do luật quy định.
- Thứ hai thiệt hại về sức khỏe:
- Theo Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015, khi có hành vi xâm phạm, gây thiệt hại đến sức khỏe của người khác thì phải bồi thường các chi phí sau:
- Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại.
- Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại.
- Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc; người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.
- Thiệt hại khác do luật quy định.
- Thứ ba, bồi thường do tính mạng bị xâm phạm bao gồm:
- Khi có hành vi vi phạm, ảnh hưởng đến tính mạng của người khác thì phải bồi thường các chi phí sau:
- Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm theo quy định tại Điều 590 của Bộ luật này;
- Chi phí hợp lý cho việc mai táng;
- Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;
- Thiệt hại khác do luật quy định.
- Như đã đề cập ở trên, khi người bị tâm thần gây thiệt hại thì người giám hộ của người bị tâm thần có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại. Do đó, người bị thiệt hại có thể khởi kiện đối với người giám hộ của người bị tâm thần.
- Về thủ tục khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại được thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Xác định tòa án có thẩm quyền và gửi đơn khởi kiện đòi bồi thường;
- Bước 2: Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện;
- Bước 3: Kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện;
- Bước 4: Sau khi xem xét đơn khởi kiện nếu hợp lệ sẽ ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí;
- Bước 5: Thẩm phán thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Hình 2. Kiện đòi bồi thường thiệt hại
➤ Tham khảo thêm bài viết:
➤ Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản.
➤ Cách xác định thiệt hại trong bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
➤ Tìm hiểu về bồi thường thiệt hại trong một số trường hợp cụ thể.
➤ Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
- Trên đây là tư vấn của Luật Thịnh Trí về người bị tâm thần gây thiệt hại thì kiện đòi bồi thường như thế nào. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho quý khách hàng. Nếu bạn còn thắc mắc về các nội dung khác liên quan đến lĩnh vực dân sự theo quy định pháp luật mới nhất, vui lòng liên hệ với chúng tôi:
CÔNG TY LUẬT TNHH THỊNH TRÍ
Hotline: 1800 6365
Facebook: